Stránky

2016/07/12

Lời ru của mẹ thời @

Thỉnh thoảng từ các cuộc vui, các cuộc hội ngộ bạn bè trở về, nghe các con mình, các con của bạn bè mình, những người Việt lấy người Việt sinh ra những đứa con " thuần" Việt, những gia đình thuần Việt, hội nhập với xã hội nước sở tại theo nhiều mức độ khác nhau... NÓI TIẾNG VIỆT cùng nhau, tôi lại tự hỏi:
- Dậy tiếng Việt cho con ở nước ngoài có khó không?
-Có cần không?
-Bao lâu là đủ?
-Dậy thế nào? Bắt đầu từ đâu?
-???????????
 Dĩ nhiên dậy tiếng Việt cho con không khó, vì tiếng nói ấy tự nhiên vang lên từ trong tâm trí, trong hơi thở, trong huyết mạch ... Lời âu yếm nhất muốn dành cho con là tiếng nói của MẸ.
Khó ở chỗ là bố mẹ có đủ thời gian để trò chuyện cùng con không?
Có đủ nhẫn nại để nói, giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ, đúng (hoặc có thể chưa đúng, nhưng cố gắng đúng nhất với khả năng có thể), hay, hấp dẫn, gây sự chú, lôi cuốn con cái lắng nghe không?
Quá trình nói này dài, liên tục, hàng ngày, mọi nơi, mọi lúc có thể. Điều này là một quá trình không ngừng nghỉ, chiếm nhiều công sức, sự bền bỉ. Nhiều người không làm được vì thời gian không có. Khả năng chia sẻ kém. Lười trò chuyện.

Cha mẹ và con cái nào cũng có nhu cầu nói chuyện. Vì nói chuyện là phương tiện để giãi bày, để chia sẻ, để thấu hiểu nhau, để đồng cảm, để yêu thương nhau được nhiều hơn.
Dậy tiếng Việt cho con tuy là tiếng "mẹ đẻ" vì nó là tiếng của người mẹ đẻ ra con nói với con. Nhưng tiếng " mẹ đẻ" theo định nghĩa đơn thuần là ngôn ngữ của nơi đứa trẻ được sinh ra, lớn lên, sử dụng khi đến trường, giao tiếp hàng ngày trong xã hội nơi mình sinh sống. Vì thế đương nhiên tiếng " mẹ đẻ" lại trở thành thứ ngôn ngữ " yếu", trở thành " ngoại ngữ" với chính đứa con của mẹ.
Tiếng " mẹ đẻ" phải nỗ lực mới trở nên nhuần nhuyễn, mềm mại, tự nhiên, tràn đầy xúc cảm, trìu mến, chuyển tải được những riêng tư sâu thẳm.
Quá trình dậy và học tiếng Việt cần có sự hợp tác, có phương pháp nhất định, nhấn mạnh, tập trung vào những thời điểm hợp lí, quan trọng. Và hơn tất cả là khơi gợi cho con cái niềm hạnh phúc, niềm vui khi nói tiếng Việt cùng nhau.
Nếu ngôn ngữ là thứ keo dính kết nối trong gia đình, thì ngược lại, sự giao tiếp bằng ngôn ngữ ít ỏi, rời rạc, lười biếng chính là thứ thuốc độc khiến cho các mối quan hệ cha mẹ và con cái lỏng lẻo, nhạt nhẽo.
Những tâm tư của con cái và bố mẹ không thể nào giao thoa cùng nhau. Sự xa lạ trong suy nghĩ ngày một bao trùm lên không khí gia đình.
                                               ...
Thỉnh thoảng nghe hai đứa con bàn bạc, chọn lựa từ ngữ cho thích hợp, hay nhất có thể, sát nghĩa nhất có thể để dịch một bài viết của mẹ sang tiếng Tiệp, lòng mình lại trào lên một niềm hạnh phúc khó tả, vẫn biết "dịch là diệt", nhưng mà mẹ vẫn vui :-)
Và lòng không thể không cồn lên khi chứng kiến những cảnh mẹ mẹ con con mà không nói được, không giãi bày được, không thấu hiểu được để ôm con vào lòng.
Nếu mẹ không nghe được con kể chuyện hàng ngày, thì mẹ đã bỏ qua cơ hội để hiểu con đang vui hay buồn? 
. Hài lòng hay thất vọng?
.Đau khổ hay hạnh phúc?
.Ngổn ngang hay thư thái?
.Mạnh mẽ hay yếu ớt?
.Vẫy vùng hay cần chở che?
                                         ....
Có bao giờ ? một hôm nào đó mẹ nhận ra trên cơ thể con, cánh tay, sống lưng, cái gáy cổ kiêu sa, bờ ngực vạm vỡ... một vết xăm?
Trái tim thông minh của mẹ hãy lên tiếng và tự vấn!
-Vết xăm đơn thuần là một hình xăm nghệ thuật?
-Vết xăm đánh dấu một ngày vui hoặc buồn?
-Vết xăm là hình thái nổi loạn nội tâm?
-Vết xăm là sự che giấu những vết cắt hủy hoại cơ thể con?
                                                ...
 Ở một nghĩa nào đó ĐƯỢC YÊU NGHĨA LÀ ĐƯỢC THẤU HIỂU♥♥♥
 Tiếng Mẹ ầu ơ đã chuyên chở tất cả những tâm tư sâu lắng nhất của mối tình MẸ - CON.
                                                                    Sấu chua.

Žádné komentáře:

Okomentovat